Ngâm rượu là một truyền thống lâu đời của các quốc gia dùng y học cổ truyền nói chung và Việt Nam nói riêng. Thói quen ngâm rượu của người Việt đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, kết hợp giữa những nguyên liệu, thảo dược thiên nhiên và rượu để tạo nên những bình rượu thơm ngon và có nhiều công dụng đặc biệt. Với những công thức ngâm rượu đa dạng, từ các loại trái cây, thảo dược đến các dược liệu quý, ngâm rượu không chỉ mang lại những chén rượu đa dạng hương vị mà còn phản ánh sự tinh tế của văn hóa ẩm thực truyền thống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về rượu ngâm cũng như biết cách ngâm rượu đúng. Nếu không biết cách ngâm, thì ngay cả dùng những loại thảo mộc tốt ngâm rượu cũng trở nên nguy hiểm. Bài viết hôm nay Somo Gold sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc ngâm rượu và những lưu ý quan trọng cần biết khi ngâm
Ngâm rượu là gì?
Ngâm rượu là sự kết hợp của rượu trắng với các nguyên liệu tự nhiên như trái cây, thảo dược, dược liệu quý, động vật hay côn trùng có dược tính để tạo ra những loại rượu có hương vị đặc trưng và công dụng riêng. Quá trình ngâm rượu đòi hỏi thời gian để các chất trong nguyên liệu hòa tan vào rượu, tạo nên hương vị độc đáo và giữ nguyên giá trị dinh dưỡng từ nguyên liệu gốc.
Dùng rượu gì để ngâm?
Không phải loại rượu nào cũng thích hợp để ngâm thảo dược. Nguyên liệu chính trong rượu thảo mộc bao gồm rượu và các loại thảo dược, vì vậy việc chọn đúng loại rượu để ngâm là vô cùng quan trọng. Rượu thường được sử dụng để ngâm rượu là rượu trắng, có thể là rượu nếp hoặc rượu gạo. Tuy nhiên, rượu cần đảm bảo chất lượng, có nồng độ cao mới có khả năng chiết xuất tối ưu các hoạt chất trong thảo dược. Ngược lại, nếu dùng rượu kém chất lượng, việc chiết xuất sẽ không hiệu quả và ít mang lại giá trị sử dụng. Rượu có nồng độ từ 29 độ trở lên là lựa chọn lý tưởng để ngâm các loại thảo mộc. Ngoài ra, hãy mua rượu từ những nơi uy tín, bởi hiện nay có nhiều loại rượu chứa chất độc hại, đặc biệt là rượu pha cồn công nghiệp methanol.
Có phải nguyên liệu, thảo dược nào cũng có thể dùng ngâm rượu?
Nhiều người thường nhầm tưởng rằng bất kỳ loại nguyên liệu, thảo dược nào có công dụng chữa bệnh đều có thể ngâm rượu để sử dụng và đạt hiệu quả điều trị tương ứng. Tuy nhiên, không phải loại thảo dược nào cũng phù hợp để ngâm rượu, và nếu chọn sai thảo dược, không những không mang lại lợi ích mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Chỉ những thảo dược đã được khoa học chứng minh có tác dụng chữa bệnh và an toàn cho cơ thể mới nên dùng để ngâm rượu. Việc ngâm và sử dụng rượu thảo dược cũng cần được tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế để tránh rủi ro không mong muốn.
Bên cạnh đó, việc chọn mua thảo dược từ các cơ sở uy tín, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là vô cùng quan trọng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thảo dược không rõ nguồn gốc, chất lượng kém, thậm chí có chứa tạp chất gây hại, khiến bình rượu ngâm không những mất tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Một số nguyên liệu, thảo dược tốt, thường được dùng khi ngâm rượu tại nhà mà bạn có thể tham khảo như: rễ đinh lăng, hà thủ ô, ba kích, sâm cau, táo mèo, nhân sâm, gừng, hoa cúc…
Một số lưu ý quan trọng khác khi ngâm rượu
Nguyên liệu ngâm rượu
Ngoài lưu ý về việc lựa chọn nguyên liệu, thảo dược ngâm cũng đã đề cập ở trên thì bạn cũng cần đặc biệt chú ý về việc sơ chế nguyên liệu trước khi ngâm. Một số nguyên liệu sẽ cần sơ chế kỹ càng trước khi ngâm chẳng hạn như cắt lát, giã dập, hay phơi khô để tối ưu hóa hương vị và đảm bảo các dưỡng chất dễ dàng hòa tan vào rượu. Không chỉ vậy, việc sơ chế đúng nguyên liệu trước khi ngâm còn đảm bảo chất lượng cho rượu ngâm.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đảm bảo vệ sinh cho nguyên liệu ngâm. Cần rửa sạch, để ráo nước trước khi ngâm, tránh để nguyên liệu ẩm dễ gây nhiễm khuẩn, làm hỏng bình rượu ngâm
Chọn loại rượu nền phù hợp
Rượu thường được sử dụng trong ngâm rượu gạo hoặc rượu nếp. Ngoài việc chọn rượu chất lượng, có nồng độ cao, bạn còn cần phải lưu ý lựa chọn loại rượu nền phù hợp với nguyên liệu, thảo dược ngâm cùng.
Rượu gạo: Có vị nhẹ nhàng, trong trẻo và thanh mát, rất dễ uống. Hương thơm dịu nhẹ, không quá nồng. Phù hợp để ngâm các loại thảo mộc có mùi mạnh vì nó không làm lấn át mùi thơm đặc trưng của nguyên liệu. Hơn nữa, rượu gạo nhẹ nên dễ uống, phù hợp cho người không quen với vị nồng của rượu
Rượu nếp: Có vị ngọt dịu tự nhiên từ gạo nếp và mùi thơm đặc trưng, đậm đà hơn rượu gạo. Thường được chọn để ngâm với các loại trái cây hoặc dược liệu quý để tạo ra một loại rượu có hương vị phức hợp và độ sánh đặc biệt
Bình ngâm rượu
Chất liệu của bình ngâm rượu cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng của bình rượu ngâm. Khi ngâm rượu, bạn nên chọn bình rượu có chất liệu là thủy tinh, gốm hoặc sứ. Đây là các loại bình ngâm lý tưởng vì không ảnh hưởng đến hương vị rượu và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bình thủy tinh trong suốt còn giúp dễ dàng quan sát quá trình ngâm. Đặc biệt, không dùng bình nhựa để ngâm rượu, bình nhựa có thể giải phóng các chất hóa học khi tiếp xúc với rượu, gây hại cho sức khỏe.
Thời gian ngâm
Khi ngâm rượu, bạn cần tìm hiểu rõ về thời gian ngâm vì tùy từng nguyên liệu, thảo dược sẽ có thời gian ngâm khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị và hiệu quả của rượu. Một số hướng dẫn thời gian ngâm phổ biến như sau:
Trái cây: Thời gian ngâm từ 3 - 6 tháng
Thảo dược, dược liệu: Thời gian ngâm từ 6 tháng - 1 năm
Các loại rễ cây: Có thể ngâm từ 1 - 2 năm để đạt được chất lượng tốt nhất
Đậy kín nắp bình
Trong quá trình ngâm, bạn cần đậy kín nắp bình để ngăn ngừa không khí và vi khuẩn xâm nhập, giúp tránh hiện tượng oxy hóa. Đậy kín còn giúp rượu ngâm giữ được độ tinh khiết và không bị bay hơi.
Kiểm tra chất lượng định kỳ
Khi ngâm rượu, bạn nên kiểm tra định kỳ để đảm bảo rượu không bị hỏng hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường như bọt khí, mùi lạ hay màu sắc thay đổi bất thường. Nếu thấy có hiện tượng này, bạn nên kiểm tra nguyên nhân và xử lý sớm.
Cách sử dụng rượu ngâm đúng
Khi ngâm thành công một bình rượu, đừng quá vui mừng mà uống không kiểm soát. Như vậy sẽ chỉ gây hại thêm cho cơ thể. Tác dụng chủ yếu của các loại rượu ngâm thường là khu phong hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc và bồi bổ cơ thể. Có nghĩa là làm cho huyết mạch lưu thông thì sẽ đỡ mệt mỏi, giảm đau xương khớp. Tuy nhiên theo các chuyên gia, với một số rượu thảo mộc, cần chú ý chỉ nên dùng với liều lượng rất ít. Nếu uống với số lượng nhiều sẽ gây nguy hại đến sức khoẻ. Mỗi ngày chỉ nên uống các loại rượu ngâm tối đa 20-50ml, nên uống vào buổi tối, không nên uống vào buổi sáng sẽ gây kích thích dạ dày.
Ngâm rượu là một phương pháp truyền thống không chỉ mang đến những loại đồ uống mang hương vị của các thảo dược mà còn là cách thức lưu giữ tinh hoa của tự nhiên và văn hóa. Để có một bình rượu ngâm chất lượng và an toàn, việc nắm rõ các lưu ý từ khâu chọn nguyên liệu, chọn rượu nền đến kỹ thuật ngâm là rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu chưa thể tự tay mình ngâm một bình rượu thì bạn cũng đừng lo lắng. Tại Somo Gold có các dòng rượu ngâm chất lượng. mang hương vị đặc sắc như rượu hoa cúc, Ba kích tửu, Minh mạng tửu, Hoàng hoa tửu…giúp bạn tận hưởng trọn vẹn chén rượu tinh túy. Không chỉ vậy, Somo Gold cũng mang tới 2 dòng rượu gạo và rượu nếp chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn để bạn có thể ngâm ra những bình rượu thơm ngon nữa đó nhé.