0

NGHỀ NẤU RƯỢU TRUYỀN THỐNG VÀ CÂU CHUYỆN CỦA NGƯỜI CON VĨNH LONG

Nghề nấu rượu truyền thống Việt Nam đã có từ xa xưa, luôn được mọi người dân sử dụng vào những dịp quan trọng như lễ tết, cưới hỏi,... Mỗi vùng miền đều có một hương vị rượu đặc trưng riêng, bởi văn hóa, phong tục tập quán khác nhau đã tạo nên sự khác biệt nhưng đầy phong phú cho rượu truyền thống Việt Nam. Hôm nay, hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về rượu truyền thống và câu chuyện truyền cảm hứng của người con Vĩnh Long nhé!

Rượu truyền thống Việt Nam luôn mang đậm giá trị văn hóa ngàn đời xưa

Nghề nấu rượu có từ bao giờ?

Nấu rượu thủ công có từ xa xưa

Nghề nấu rượu đã có từ ngàn đời xưa. Nguồn ảnh: Internet

Rượu là đồ uống có cồn, được sản xuất từ quá trình lên men tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa hoặc được pha chế từ cồn thực vật. Với lịch sử từ ngàn đời xưa của người Việt Nam, để xác định chính xác khoảng thời gian rượu ra đời thật không dễ dàng. Theo như dân gian truyền miệng, từ thời các Vua Hùng rượu đã xuất hiện tại Việt Nam. Vào thời kỳ đó, rượu được nấu bằng phương pháp truyền thống (chưng cất rượu). Người dân thường sử dụng bánh men để làm men giống lên các nguyên liệu như gạo tẻ, gạo nếp.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử

Qua từng giai đoạn, từng thời kỳ của lịch sử, quy trình sản xuất rượu đã có những bước cải tiến mới, những thay đổi mới giúp thành phẩm rượu làm ra có nhiều sự lựa chọn hơn về hương vị và đa dạng hơn về mùi vị. Ban đầu, người dân chỉ sử dụng chủ yếu là các nguyên liệu như gạo tẻ, gạo nếp, sau này mới cải tiến và thêm vào các nguyên liệu như ngô, sắn, hoa quả khô. Nghề rượu cứ thế duy trì và phát triển cho đến ngày nay. 

Rượu Việt Nam vẫn giữ nguyên giá trị văn hóa dân tộc

Xuất phát từ công thức nấu rượu khác nhau từ các vùng miền, nên cũng có nhiều tên gọi khác nhau như rượu làng Vân, rượu đế Gò Đen, Rượu Bàu Đá, Rượu Sơn Đông, Rượu Xuân Thạnh... Mỗi một hương vị rượu lại mang trong mình một câu chuyện lịch sử riêng, một sứ mệnh riêng. 

Rượu truyền thống còn được ví như linh hồn của đất trời là sự hài hòa giữa tinh chất từ gạo nếp, hơi rượu nồng nàn và bàn tay của người làm nghề. Tất cả hòa quyện cùng nhau, ngấm dần vào phong tục tập quán và trở thành một phần không thể thiếu của người Việt. 

Rượu còn xuất hiện trong những ngày đầu xuân năm mới, dùng để chúc mừng cho khởi đầu mới và những dự định trong tương lai. Rượu cũng là điều thiêng liêng, dân dã mà sang trọng đi vào trong từng câu thơ của các bậc cao nhân. Thưởng rượu cũng là thưởng trăng. Cứ thế rượu đã đi vào lòng người một cách rất thi vị.

Khay rượu ngày cưới truyền thống Việt Nam

Góp phần củng cố thêm những giá trị mà ông cha ta đã để lại. Rượu không chỉ để ăn mừng trong những ngày lễ tết mà còn xuất hiện trong các dịp quan trọng của người Việt như đám hỏi, đám cưới, mừng thọ, ... 

Nghề nấu rượu cũng có những quy định nghiêm ngặt

Để cho ra được hương vị ngon và chuẩn, người làm bắt buộc phải nắm rõ được quy định nấu rượu. Đặc biệt, người làm nghề cũng cần có được một tâm huyết lớn với nghề rượu. 

Lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào

Từ khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào, quyết định rất lớn đến hương vị và chất lượng của rượu:

  • Các nguyên liệu phải đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và được kiểm định gắt gao. 

  • Gạo dùng để làm rượu phải là gạo mới từ 3 - 6 tháng, khi nấu sẽ được ngon hơn. 

  • Men sống phải đảm bảo nhiệt độ từ 28 - 32 độ C. 

  • Nước dùng để ngâm rượu phải là nước máy, được lọc và loại bỏ các tạp chất lơ lửng, làm cho nước trong hơn và không làm ảnh hưởng xấu đến hương vị rượu.

Câu chuyện người con Vĩnh Long phát triển rượu truyền thống

Xã hội ngày càng phát triển, nghề nấu rượu truyền thống lại giảm đi đáng kể so với thời xưa. Nguyên nhân chính đến từ việc, các loại rượu ngoại đã gia nhập thị trường Việt Nam đáp ứng được một vài yếu tố về mặt thẩm mỹ và chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Câu hỏi lớn được đặt ra đối với thị trường rượu Việt Nam:

Rượu truyền thống Việt Nam sẽ nằm ở đâu trên các cửa hàng, siêu thị rượu sang trọng? Và trong tương lai, ai sẽ là người trao truyền và tiếp nối nghề làm rượu truyền thống Việt Nam?”

Với những trăn trở trên, ông Nguyễn Lâm Vinh Huy - Người con của Vĩnh Long đã ấp ủ và nghiên cứu thành lập xưởng rượu tại Khóm 3, thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

Sự ra đời của xưởng rượu Truyền Thống Cửu Long 

Ông Nguyễn Lâm Vinh Huy - Người sáng lập thương hiệu rượu truyền thống Cửu Long - Cửu Long Mỹ Tửu 

Là một người con của Việt Nam, mang trong mình dòng máu quê hương Vĩnh Long ông Nguyễn Lâm Vinh Huy đã ấp ủ trong mình ý định lưu giữ và phát huy rượu truyền thống ngày một lớn mạnh hơn. Lớn lên ở vùng sông nước Cửu Long, nơi khởi nguồn của các làng  nghề nấu rượu truyền thống, từ nhỏ ông đã được biết và tham gia vào quá trình nấu rượu thủ công gia đình. Bằng sự thấu hiểu, niềm tự hào, đam mê và tình yêu dành cho quê hương ông mong muốn vực dậy nghề nấu rượu truyền thống xưa theo một quy chuẩn chuyên nghiệp, sản lượng ổn định, đảm bảo chất lượng theo nhu cầu của xã hội hiện đại. 

Quá trình xây dựng xưởng rượu

Từ mảnh đất tổ quê mẹ Vĩnh Long, nơi gắn liền tuổi thơ đáng nhớ, ông Huy ước mong xây dựng xưởng rượu truyền thống để tri ân và gìn giữ những giá trị tốt đẹp của quê hương. Thực hiện với sứ mệnh trao truyền và tiếp nối, những ý tưởng, thiết kế đầu tiên về xưởng rượu được ra đời. 

Những ngày đầu khởi công xưởng rượu

Vào cuối năm 2020, ông Huy cùng với cộng sự của mình đã bắt đầu triển khai dự án và có những bước phác họa rõ nét cho công trình xây dựng xưởng rượu. Trải qua rất nhiều giai đoạn như tìm nơi đặt xưởng, mua nguyên vật liệu xây dựng, chọn từng viên gạch, … Ông luôn theo dõi sát sao quá trình xây dựng để có được xưởng rượu như ngày hôm nay.

Các trang thiết bị máy móc hiện đại tại xưởng rượu

Việc đầu tư các trang thiết bị máy móc ông đã nghiên cứu và chọn lựa rất kỹ lưỡng. Với phương châm gìn giữ hương vị rượu truyền thống đồng thời đảm bảo lợi ích cho sức khỏe người tiêu dùng, xưởng rượu đã vận hành và sử dụng các trang thiết bị máy móc hiện đại để loại bỏ 2 độc tố chính có trong rượu là andehitmethanol. Làm giảm nguy cơ ngộ độc và chứng đau đầu có trong rượu. Song với đó là sự kết hợp với các nguyên liệu hỗ trợ sức khỏe như củ Ba kích, Tây dương sâm, Hoa cúc, Nhụy hoa nghệ Tây Saffron,… Quy trình sản xuất được thực hiện và kiểm soát theo chuẩn ISO 22000:2018 và các thành phẩm trước khi đóng gói đều được kiểm tra nghiêm ngặt theo quy trình chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Lưu giữ được hương vị đặc trưng truyền thống

Áp dụng công nghệ hiện đại nhưng vẫn lưu giữ được hương vị rượu truyền thống

Trải qua nhiều năm nghiên cứu và phát triển, ông Huy cùng với đội ngũ của mình đã cho ra đời sản phẩm Rượu truyền thống Cửu Long và Cửu Long Mỹ Tửu - Là một niềm tự hào và là một đứa con tinh thần của ông. Mang đến một sản phẩm tốt cho sức khỏe, bao bì đẹp, thiết kế độc đáo và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Những người con của Vĩnh Long tại SomoFarm Cửu Long

Với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế ngày nay, ông Huy muốn lưu giữ được hương vị truyền thống Việt Nam và giá trị văn hóa cội nguồn từ ngàn đời xưa. Đồng thời góp phần sức nhỏ vào nền kinh tế Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng, cũng như tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân Vĩnh Long. 

 

 


Bạn đang quan tâm gì?

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI
messenger
article